Ngày nay nhiều căn hộ, nhà riêng vì thiết kế muốn lấy ánh sáng hoặc ngắm trọn khung cảnh bên ngoài nên người ta thường lắp cửa kính nối tiếp nhau tạo thành góc chữ L. Với những khung cửa như vậy, tùy từng loại rèm ta sẽ có cách lắp đặt khác nhau. Vì vậy bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu hơn về việc sử dụng rèm cửa sổ hợp lý cho các khung cửa góc chữ L.
Các khung cửa sổ góc chữ L ngoài mục địch đón được nhiều ánh sáng. Nó còn giúp người nhìn có được tầm mắt tốt nhất. Những khung cửa góc như vậy vẫn có thể lắp được rất nhiều loại rèm cửa khác nhau. Đối với các loại rèm có thể chia tấm như rèm roman, rèm cuốn, rèm cầu vồng, sáo gỗ… ta chỉ cần lắp đặt bình thường cho các khung cửa chữ L.
Mỗi vách tường sẽ được chia rèm theo số lượng tấm phù hợp. Các tấm rèm với kích thước vừa vặn với từng ô cửa và gắn lên tường hoặc lên trần nhà. Với mẫu rèm này các khe sáng giữa những tấm rèm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy nếu bạn đang muốn lắp kiểu rèm roman, rèm cầu vồng, rèm cuốn hoặc sáo gỗ cho góc chữ L trong phòng ngủ, bạn nên cân nhắc lại mức độ hở sáng của chúng.
Nói đến khe sáng giữa các tấm rèm cho rèm cuốn, rèm cầu vồng mỗi tấm rèm sẽ cách nhau lên đến 2 – 4cm. Điều này là do kỹ thuật sản xuất nên khó có thể thay đổi được. Vì vậy với những ô cửa góc chữ L lớn. Mihn Home vẫn khuyến khích bạn nên làm rèm rủ thay vì làm rèm cuốn, rèm cầu vồng chia nhiều tấm.
Đối với loại rèm rủ dùng cho góc chữ L, chúng ta cũng có thể chia tấm theo vách cửa tương tự như rèm roman, rèm cuốn. Đây là cách làm truyền thống, khi kích thước cửa giữa bức tường góc chữ L đủ lớn. Đặc biệt tại những ô cửa rộng trên 4m hoặc rèm thông tầng, việc chia rèm rủ như vậy giúp bạn sử dụng rèm dễ dàng hơn rất nhiều.
Còn một cách khác để thiết kế rèm rủ cho cửa góc chữ L, khi bạn muốn làm cho tấm rèm của mình liền mạch. Chúng ta có thể sử dụng loại thanh ray chuyên dụng có thể uốn cong chạy theo toàn bộ chiều rộng của rèm. Loại thanh này về cơ bản giống với thanh ray rèm ly bình thường nhưng nó có thể điều chỉnh độ cong phù hợp cho từng địa hình. Từng vị trí, từ góc chữ L cho đến những góc gấp khúc phức tạp khác. Việc sử dụng thanh ray ngoài việc giúp tấm rèm chạy êm ái, trơn tru, nó còn giữ cho rèm cửa chắc chắn hơn. Các vị trí giữ cho thanh ray lên tường hoặc trần được gia cố nhiều hơn đảm bảo độ bền hơn hẳn các loại thanh phụ kiện khác.
Ngày nay thiết kế nhà có xu hướng đưa con người tới gần với thiên nhiên hơn. Không gian sống của bạn không chỉ gói gọn trong căn nhà mà còn có tầm nhìn để ngắm cảnh, thậm chí bao quát được thành phố nữa. Vì vậy góc cửa sổ chữ L cũng xuất hiện thường xuyên hơn. Nó được thiết kế cho cả chung cư, nhà riêng lẫn biệt thự. Đặc biệt đối với nhà cao tầng, một góc cửa sổ chữ L sẽ rất tuyệt để các bạn có thể thỏa thích ngắm cảnh.
Cách lắp đặt rèm cửa cho góc chữ L cũng không có gì khó khăn cả. Tại Mihn Home, đội ngũ nhân viên khi thi công rèm cửa sẽ giữ gìn vệ sinh và thu dọn sách sẽ bụi bẩn, rác thải cho bạn. Bên cạnh đó, Mihn Home cũng sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp để các bạn có thể tự làm khi muốn vệ sinh rèm cửa. Và bạn đừng quên dịch vụ bảo hành của Mihn Home sẽ là 1 năm đối với rèm cửa, là 3 năm đối với phụ kiện nhé. Vì vậy khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của Mihn Home. Nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh, các bạn nhớ liên hệ ngay với Mihn Home để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình lựa chọn cũng như thiết kế rèm cửa. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết kỳ tới nhé.
Leave a Reply